Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi: 08 quyền lợi cần biết
21 tháng 1, 202108 quyền lợi cần biết Lao động nữ nuôi con 12 tháng tuổi cần biết
1. Người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
(Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019)
2. Không được xử lý kỷ luật lao động với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
(Khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019)
3. Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được quyền từ chối làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi có yêu cầu của người sử dụng lao động.
(Điểm b Khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
4. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được:
Chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
(Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).
5. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
(Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).
6. Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
(Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).
7. Được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi; Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
- Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
(Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
8. Lao động nữ đóng BHXH bắt buộc, con bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì được nghỉ tối đa 20 ngày làm việc/năm/mỗi con không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
(Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/
Lịch họp của BCH, BTV Công đoàn Trường nhiệm kỳ 2023-2028
- Tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế cho con CBVC, LĐ dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6/2023 đảm bảo vui tươi, lành mạnh và an toàn
1 tháng 6, 2023
- Đại hội Hội Cựu giáo chức Trường Đại học Lâm nghiệp lần II, nhiệm kỳ 2023-2027: đồng hành cùng sự phát triển của Trường Đại học Lâm nghiệp
19 tháng 4, 2023
- Công đoàn Phòng Chính trị & Công tác sinh viên tổ chức thành công Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028
7 tháng 4, 2023