Tổ chức bộ máy của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

31 tháng 7, 2016
Công đoàn Việt Nam Tổ chức theo các cấp cơ bản sau: 1.Cơ quan Trung ương Tổng Liên đoàn Lao động...

Công đoàn Việt Nam Tổ chức theo các cấp cơ bản sau :

 1.Cơ quan Trung ương Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

+ Là cơ quan lănh đạo cao nhất của các cấp Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lư kinh tế, quản lư Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lơị, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động.

+ Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước.

+ Tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức và lao động, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân, Công đoàn.

+ Thông qua quyết toán và dự toán ngân sách hàng năm

+ Tiến hành công tác đối ngoại theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam

 2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố) và Công đoàn ngành Trung ương.

+ Là tổ chức Công đoàn theo địa bàn, tỉnh, thành phố có nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động trên địa bàn. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và Nghị quyết Ban chấp hành Công đoàn tỉnh, thành phố.

+ Tham gia với cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước tỉnh, thành phố về chủ trương phát triển kinh tế, xă hội, văn hoá giáo dục, các vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm, điều kiện làm việc của công nhân, viên chức, lao động.

+ Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt đông xă hội của công nhân, viên chức và lao động trên địa bàn.

+ Phối hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các chính sách về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiển xă hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ người lao động tại địa phương.

+ Tham gia hội đồng trọng tài lao động và an toàn lao động ở địa phương, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động. Chỉ đạo Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn quận huyện, thị xă và các Công đoàn trực thuộc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ḿnh.

+ Tổ chức giáo dục nâng cao tŕnh độ văn hoá, nghiệp vụ và các hoạt động văn hoá thể thao trong công nhân, viên chức lao động.

3. Liên đoàn lao động quận huyện và tương đương( Công đoàn cấp trên cơ sở)

+ Công đoàn cấp trên trực tiếp của Công đoàn cơ sở gồm Công đoàn Tổng công ty, Công đoàn ngành nghề địa phương, Công đoàn quận huyện, thị xă, thành phố thuộc tỉnh, Công đoàn các cơ quan Bộ.

+ Công đoàn ngành địa phương là Công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức Công đoàn của công nhân, viên chức và lao động cùng ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố.

a) Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương

+ Tổ chức triển khai các chủ trương công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, của Công đoàn ngành Trung ương và Nghị  quyết của Công đoàn cấp ḿnh.

+ Tham gia với chính quyền cùng cấp về phát triển kinh tế - Xă hội của ngành địa phương, các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm và lợi ích ngành nghề, xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức và lao động trong ngành.

+ Hướng dẫn, thông tin về các chế độ, chính sách, khoa học kỹ thuật, ngành, nghề. Tổ chức các phong trào thi đua, giáo dục truyền thống, nghĩa vụ, quyền lợi của công nhân, viên chức và lao động trong ngành. Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xă, thành phố (thuộc tỉnh) hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ngành, nghề, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức và lao động trong ngành.

+ Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh, tập huấn bồi dưỡng cán bộ Công đoàn.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Tổng công ty

+ Công đoàn Tổng công ty là Công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức Công đoàn của công nhân, viên chức và lao động trong các công ty.

+ Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương công tác của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Tổng công ty.

+ Tham gia với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về qui hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế của Tổng công ty, tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện nội qui, qui chế, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các qui định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động Tổng công ty.

+ Phối hợp với chuyên môn thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Đại hội công nhân, viên chức, đại diện cho đoàn viên, công nhân viên chức và lao động kư thoả ước lao động tập thể với Tổng giám đốc phù hợp với các qui định của pháp luật, tham gia các Hội đồng của Tổng công ty để giải quyết các vấn đề có liên quan đến công nhân, viên chức và lao động.

+ Chỉ đạo các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Tổng công ty thực hiện các h́nh thức tham gia quản lư, thực hiện Luật lao động, tổ chức phong trào thi đua, tuyên truyền, giáo dục theo đặc điểm ngành, nghề, hướng dẫn công tác bảo hộ lao động, bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách ngành, nghề khác.

+ Quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Tổng công ty phù hợp với các nguyên tắc và qui định của Tổng Liên đoàn, thực hiện công tác cán bộ theo sự phân công của Công đoàn cấp trên, chỉ đạo xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.

+ Tiếp nhận ý kiến tham gia và chỉ đạo của các Liên đoàn Lao động địa phương đối với các Công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở là thành viên của Công đoàn Tổng công ty đóng trên địa bàn địa phương.

4. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn

+ Công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp và cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xă hội, các tổ chức xă hội có 5 đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên Quyết định công nhận.

 + Nghiệp đoàn lao động tập hợp những người lao động tự do, hợp pháp cùng ngành, nghề được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động có mười đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên ra Quyết định công nhận.

(Trích nguồn http://www.congdoanvn.org.vn)


Chia sẻ

Tin TỨC MỚi NHẤT

Lịch họp Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Công đoàn Trường ngày 10-7-2023

Lịch họp của BCH, BTV Công đoàn Trường nhiệm kỳ 2023-2028

9 tháng 7, 2023