Phổ biến một số nội dung cụ thể về chính sách pháp luật có liên quan đến CBVC, LĐ

8 tháng 9, 2016
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ công đoàn và toàn thể CBVC, LĐ được biết.

1. Thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản đối với nam

Khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:

- 05 ngày làm việc.

- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nêu trên được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Như vậy, chỉ cần lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.

2. Quy định cần biết liên quan đến "ngày đèn đỏ" của phụ nữ

2.1. Thời gian nghỉ trong "ngày đèn đỏ"

Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động (Khoản 5 Điều 155 của Bộ luật Lao động 2012).

Điều 7. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ - Nghị định 85/2015/NĐ-CP

"…

2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng.

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ - Nghị định 95/2013/NĐ-CP

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

"…

b) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.

2.2. Hưởng chế độ nếu gặp tại nạn trong lúc "dọn dẹp đèn đỏ"

Thời gian nghỉ làm vệ sinh kinh nguyệt tại nơi làm việc nếu bị tai nạn thì được xem là tai nạn lao động và được hưởng chế độ tai nạn lao động (Điểm a Khoản 1 Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015).

2.3. Không được nhập ngũ nếu "đèn đỏ có vấn đề"

Nếu phụ nữ bị kinh nguyệt nhiều, hay xuất hiện và không đều; Vô kinh, thiểu kinh, hiếm kinh thì sẽ không được gọi nhập ngũ (Tiết 181 Khoản 12 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP).

3. Từ ngày 01/7/2017, tiền lương cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên thành 1.300.000 đồng/tháng (Nghị định 47/2017/NĐ-CP) nên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của nhiều đối tượng cũng được điều chỉnh tăng theo quy định này. 

 

 

 

 

Nguồn: Văn phòng Công đoàn Trường ĐHLN sưu tầm

 

 


Chia sẻ

Tin TỨC MỚi NHẤT

Lịch họp Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Công đoàn Trường ngày 10-7-2023

Lịch họp của BCH, BTV Công đoàn Trường nhiệm kỳ 2023-2028

9 tháng 7, 2023